Đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về nghề mộc và DIY thì đầu tiên để giữ được an toàn trong quá trình học hỏi, trước hết phải làm quen với một số công cụ cơ bản trước khi sử dụng máy móc phức tạp cho công việc. Các dụng cụ làm mộc như cưa, búa, máy khoan, máy chà nhám... là những máy móc không thể thiếu cho những anh thợ mộc. Hãy cùng dungcutho.vn tìm hiểu để sắm cho mình bộ dụng cụ đầy đủ và làm việc hiệu quả nhé!
1. Cưa gỗ cầm tay
2. Thước đo góc đa năng
3. Búa đóng đinh gỗ
4. Bào gỗ cầm tay
5. Đục gỗ cầm tay
6. Máy bắt vít Makita - Máy cầm tay chính hãng
7. Đinh, vít bắn gỗ
8. Giấy giáp đánh bóng gỗ
9. Máy cưa lọng cầm tay
10. Máy mài cầm tay
11. Máy bào gỗ - Thiết bị làm mộc chính hãng
12. Máy chà nhám rung chính hãng, giá rẻ
13. Máy khoan bắt vít
Cưa cầm tay là một trong những công cụ không thể thiếu khi bắt làm mộc, sau khi đo đạc chúng ta cần phải cắt bỏ những phần thừa của gỗ. Cưa cầm tay có rất nhiều loại, kiểu dáng và hãng sản xuất khác nhau: Mytech, asaki, pruning shaears…
Được dùng để đo đạc kích thước, là một trong những dụng cụ cơ bản và thiết yếu trong quá trình làm việc. Thước đo có nhiều loại, kiểu dáng khách nhau chúng ta lên chọn những loại phù hợp cho mình trong quá trình làm việc.
Đối với những người mới bắt đầu học làm mộc, búa là một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình lắp ráp sản phẩm, búa được dùng để đóng đinh, gõ, cố định vị trí…Búa cũng có nhiều loại và kiểu dáng khác nhau, nên chọn những loại sao cho phù hợp với công việc của mình, nên chọn những loại búa có trọng lượng nhỏ, cầm vừa tay vì mục đích chủ yếu dùng để đóng đinh và gia cố vị trí nên không cần phải dùng búa có trọng lượng lớn.
Dùng để làm mịn bè mặt gỗ, bào tay có nhiều chủng loại kích thước khác nhau, vì thế nên chọn những loại phù hợp với bản thân trong quá trình học làm, cũng không cần chọn loại quá đắt tiền.
Được dùng để chỉnh sửa, tạo lỗ vuông, góc, cạnh cho sản phẩm. Nếu túi tiền có hạn lên chọn những loại phù hợp với sản phẩm đang sử dụng( sản phẩm của bạn đang được làm bằng gỗ gì, nên chọn loại đục tay nào cho phù hợp với công việc) tránh tình trạng lãng phí ngân sách khi mới học nghề.
Nếu như bạn có nguồn tài chính dồi dào có thể chọn mua thêm một máy bắt vít hỗ trọ bạn trong quá trình làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất, máy bắt vít có rất nhiều loại, kiểu dáng và hãng khác nhau vì thế giá thành cũng khác nhau: makita, matek,…
Đây là những nguyên liệu không thể thiếu, chúng được dùng để giá cố sản phẩm, gắn liên kết các thành phần loại với nhau, khi chọn mua phải dựa theo loại gỗ bạn đang dùng, chiều dày của gỗ để chọn mua cho phù hợp với công việc.
Là nguyên liệu quan trọng trong khâu hoàn thiện sản phẩm, giúp cho sản phẩm đẹp hơn và bắt mắt hơn. Ngoài ra giấy giáp còn giúp chà nhám gỗ pallet giúp loại bỏ xơ gỗ, khiến tấm gỗ trở nên bền và bóng hơn.
Trong phần 1 là những dụng cụ cơ bản nhất khi mới bắt đầu tìm hiểu về làm mộc, phần sau sẽ giới thiệu thêm một số dụng cụ nâng cao trong làm mộc.
Máy cưa lọng cầm tay là loại máy phổ biến nhất, nó giúp bạn vừa có thể di chuyển linh hoạt, vừa có thể đặt máy cố định để cưa trên bàn khi cần. Máy cưa lọng có khả năng cắt đường cong đối với dòng máy Bosch, cắt được đường thẳng đối với dòng máy Makita. Nếu có điều kiện bạn nên đầu tư mua cưa có laser dẫn đường để đường cưa đạt được sự chính xác cao trong công việc.
Máy cưa lọng cầm tay Bosch
Lưu ý khi sử dụng máy cưa lọng cầm tay:
- Bất kì máy cưa lọng Bosch hay máy cưa lọng Maktec thì khi dùng tuyệt đối không được ép lưỡi cưa vì có thể gây ra nguy hiểm.
- Chú ý về giới hạn của vật liệu cắt, về khoảng cách giới hạn thường thấy. Và lưỡi cưa khi làm việc quá nhiều sẽ bị nóng và làm cho vết cắt không được như ý muốn.
- Phải kiểm tra đảm bảo lưỡi cưa luôn được sắc bén. Nếu bị cùn thì cần được thay mới vì lưỡi cưa máy cưa lọng khá rẻ.
- Chú ý chọn lưỡi cưa phù hợp với vật liệu cần cắt, mỗi loại lưỡi cưa đều được thiết kế chuyên biệt cho từng công việc khác nhau.
Máy mài là công cụ dùng trong quá trình gia công, chế tác bề mặt vật liệu gỗ, đá, kim loại, giúp mài các chi tiết, làm nhẵn mối hàn, các cạnh sắc ở nhiều vị trí khác nhau và có thể thực hiện ở những góc hẹp nhờ thiết kế nhỏ gọn. Bên cạnh đó, máy còn được dùng với công dụng như một chiếc máy cắt sắt cầm tay chính hiệu, hay một chiếc máy đánh bóng chuyên nghiệp khi kết hợp cùng phụ kiện đánh bóng.
Máy mài cắt cầm tay Makita
Lưu ý khi sử dụng máy mài cầm tay:
- Không sử dụng máy mài cầm tay để thực hiện các công việc khác.
- Không vận hành máy mài góc vượt quá tốc độ ghi trên máy, vì có thể làm cho phụ kiện văng ra ngoài dẫn đến hỏng máy, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc.
- Vệ sinh thường xuyên các khe thông gió của thiết bị.
- Lưu ý không lắp lưỡi cưa xích, dao khắc gỗ hay lưỡi cưa răng vào thiết bị. Vì những phụ kiện này thường tạo ra sự dội ngược và làm mất sự điều khiển thiết bị.
Máy bào gỗ là bộ dụng cụ làm mộc hỗ trợ người dùng gia công gỗ, sử dụng để bào nhẵn bề mặt đồ gỗ nhằm nâng cao giá trị của thành phẩm, giúp dễ dàng chế tác trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Máy bào gỗ Bosch
Lưu ý khi sử dụng máy bào gỗ:
- Lắp máy đúng cách để tránh vật liệu bị văng bắn.
- Cẩn thận khi sử dụng để tránh bị điện giật.
- Đảm bảo bề mặt gỗ không có vật cản.
- Giữ vệ sinh máy và nơi làm việc tránh cháy nổ.
- Sử dụng đồ bảo hộ ngăn tiếp xúc trực tiếp với gỗ.
Máy chà nhám rung là dụng cụ nghề mộc hiện đại không thể thiếu trong các công xưởng sản xuất sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Máy chà nhám sử dụng với mục đích chà mịn các mặt phẳng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. Bạn chỉ cần cắt một mảnh giấy nhám và gắn vào máy là có thể sử dụng dễ dàng. Có nhiều loại máy chà nhám như: máy chà nhám rung, máy chà nhám tăng, máy chà nhám xoay... Khi cần chà thô xủ lý ban đầu với miếng gỗ thô ráp thì máy chà nhám tăng là lựa chọn hàng đầu vì nó rất mạnh mẽ.
Máy chà nhám rung Bosch
Lưu ý khi sử dụng Máy chà nhám rung:
- Đối với vật liệu cần chà là bê tông nên sử dụng lực vừa phải, tuyệt đối không nên ấn quá mạnh vì nó sẽ tạo áp lực khiến máy bị bật ngược lại gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Nếu bạn sử dụng máy chà nhám rung theo quỹ đao tròn thì cần phải giữ vận tốc máy lớn để đảm bảo công việc hiệu quả.
- Các bề mặt tối kỵ không sử dụng máy chà nhám: đinh, ốc vít. Vì khi chà trên bề mặt các vật liệu này khiến giấy nhám bị rách, đinh vít có thể bị mắc vào giấy nhám, cực kỳ nguy hiểm.
- Lựa chọn loại máy chà nhám phù hợp với công việc để phát huy hiệu quả tối đa của máy.
Máy bắt vít khoan/ máy vặn vít là một thiết bị điện cầm tay hoạt động với chức năng vặn, xiết chặt những con ốc vít vào sâu bên trong bề mặt vật liệu như gỗ, tường, bê tông... thay thế cho những chiếc tô vít tay truyền thống.
Máy bắt vít khoan Bosch
Lưu ý khi sử dụng Máy khoan bắt vít
- Sử dụng đúng chức năng của máy.
- Không sử dụng với cường độ quá cao.
- Sử dụng đồ bảo bảo hộ lao động khi dùng máy khoan, bởi các chi tiết thừa như tay áo, gấu quần, tóc... rất dễ bị cuốn vào máy, gây ra các thương tích không đáng có.
- Cố định vật khoan, luôn đảm bảo vật khoan được đặt cố định, không bị xê dịch khi khoan.
DỤNG CỤ THỢ VIỆT NAM